“Khoảng cách liên lạc của 2 máy bộ đàm là bao xa?” là một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà chúng tôi nhận được từ phía khách hàng, nhất là các Doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng hoặc đang có mong muốn chọn mua cho mình loại bộ đàm phù hợp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo giá cả phù hợp và nguồn gốc chính hãng. Chắn chắn, đây là câu hỏi mà chúng tôi không đưa ra câu trả lời nhanh chóng và chính xác 100%, bởi sóng vô tuyến của bộ đàm cầm tay phụ thuộc rất nhiều vào môi trường mà tín hiệu đi qua hay bản chất công nghệ của thiết bị thu phát.
Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về:
• Các tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thu/phát tín hiệu.
• Mẹo để gia tăng cự li liên lạc của máy bộ đàm cầm tay.
Các tác nhân chính ảnh hưởng đến cự li liên lạc gồm: kiểu băng tần, anten thu phát, địa hình và công suất phát…
Băng tần của máy bộ đàm
Không phải tín hiệu của tất cả các thiết bị thu phát sóng vô tuyến đều giống nhau. Nó hoàn toàn khác nhau về phương di chuyển và cách phản ứng khi gặp vật chắn.
Phổ tần chính thức quy định sử dụng ở Việt Nam cho bộ đàm cầm tay và bộ đàm trạm/gắn xe được chia thành 2 dải: VHF (136-174MHz) và UHF (400-527MHz).
VHF hay UHF, dải tần nào tốt hơn ?
Đó cũng là câu hỏi mà rất nhiều Khách Hàng đặt ra khi phân vân lựa chọn dải tần phù hợp với môi trường sử dụng của họ. Song không có dải tần nào tốt hơn cả, vì cả hai đều có đặc điểm riêng biệt.
Tần số VHF có khả đi xa hơn. Nếu VHF và UHF được truyền trên một nơi mà không có vật cản nào thì cự ly của sóng VHF gần như gấp đôi UHF
Mặc dù VHF có cự li xa hơn nhưng không có nghĩa VHF luôn là lựa chọn tối ưu nhất. Chắn chắn, bạn sẽ hỏi “Tại sao?” đúng không? Câu trả lời chính là sự khác biệt giữa VHF và UHF phản ứng như thế nào với cấu trúc dạng khối. Chính vì bước sóng của UHF ngắn hơn VHF nên nó dễ dàng điều hướng vượt qua các khoảng trống / lỗ nhỏ trong tòa nhà để đi đến đích trong khi sóng VHF rất hay bị chặn bởi các khối kim loại trong tòa nhà.
=> Kết luận: Nếu môi trường sử dụng bộ đàm ở ngoài trời nơi mà bạn có tầm nhìn xa, ít bị cản tầm nhìn bằng các vật chắn thì sóng VHF chắn chắn là lựa chọn tốt hơn bởi vì tín hiệu có thể truyền đi xa hơn do bước sóng lớn hơn. TUY NHIÊN, nếu bạn sử dụng trong khu dân cư đông đúc, bên trong tòa nhà hoặc rừng rậm thì UHF là lựa chọn hiệu quả
Kiểu Anten
Không phải tất cả anten bộ đàm cầm tay đều giống nhau như bạn thường nghĩ. Máy bộ đàm cầm tay có 2 dạng anten thường gặp: Anten râu và anten ngắn. Theo xu thế hiện đại, người sử dụng thích loại bộ đàm có kích thước nhỏ gọn có anten dạng ngắn thuận tiện bỏ vào túi quần/áo, điều nay mang đến sự thoải mái khi làm việc trong thời gian dài. TUY NHIÊN, có thể bạn chưa biết !! Anten dạng ngắn làm giảm cự ly của bộ đàm lên đến 30% so với loại anten râu. Vì vậy, nếu cự ly liên lạc xa là nhu cầu chính thì bạn nên chọn bộ đàm cầm tay có anten dạng râu/dài hoặc cũng có thể thay anten ngắn bằng anten râu nếu bạn đang sử dụng bộ đàm.
Vật cản và địa hình
Tín hiệu của máy bộ đàm thường bị cản bởi các vật rắn nhất là xi măng và sắt thép là hai nguyên liệu mà sóng từ bị cản trở nhiều nhất. Minh chứng rõ ràng là khi bạn sử dụng máy thu phát vô tuyến trong tòa nhà cao tầng, sóng bộ đàm chỉ có thể liên lạc từ tầng trệt đến tầng 10 hoặc 18 tùy theo kết cấu của mỗi tòa cao ốc, một điều chắn chắn sẽ xảy ra hiện tượng một vài vị trí sẽ không thể thu phát tín hiệu rõ ràng hoặc mất kết nối trong tòa nhà, vị trí đó được gọi là ” ĐIỂM CHẾT”.
Địa Hình cũng được xem là vật cản chính làm suy yếu tín hiệu, nó được ví như một tấm kim loại lớn mà thiên nhiên đã tạo thành và không có một tín hiệu nào có thể đi xuyên qua chúng. Các địa hình tiêu biểu như: cao nguyên, đường hầm, các loại ống dẫn ở dàn khoan,…
Công suất của máy
Công suất phát là yếu tố quan trọng quyết định khoảng cách của một máy bộ đàm có thể đi xa nhất, kí hiệu đo lường là W (Watts). Vì vậy, công suất càng lớn càng tăng khả năng chống lại sự suy hao khi sóng vượt qua các vật chắn.
Hiện nay, các hãng sản xuất danh tiếng như bộ đàm Motorola, Hytera, Icom, Kenwood… đều sản xuất các thiết bị cầm tay gồm: bộ đàm thương mại, bộ đàm hàng không, bộ đàm hàng hải với mức công suất từ không vượt quá 5W. Mức công suất phát tối đa 5W cho thiết bị cầm tay được Ủy ban Thông tin Liên Lạc Liên Bang (FCC) quy định vì ở mức công suất phát này sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng trong thời gian liên tục.
Hiện nay ở ngoài thị trường đang tồn tại rất nhiều máy bộ đàm cầm tay giả/nhái hoặc được nhập lậu trôi nổi với các thương hiệu chưa được đăng kí kiểm duyệt lưu hành tại Việt Nam, điểm chung của các máy giả/nhái & thương hiệu trôi nổi đều có mức công suất phát >5W, thậm chí lên đến 10W nhằm cạnh tranh với các thương hiệu uy tín và được kiểm duyệt nghiêm ngặt. Vì vậy, Quý Khách Hàng nên cân nhắc thật kỹ khi mua hàng và đừng bỏ qua yếu tố an toàn cho chính mình và người sử dụng.
Một vài mẹo tăng khoảng cách liên lạc cho máy bộ đàm của bạn
• Khi bạn đang đứng ở vùng giao thoa hoặc tiệm cận điểm ”mù” của tín hiệu, cố gắng tìm vị trí cao hơn hoặc giương cao máy bộ đàm, điều này sẽ giúp bạn có thể kết nối liên lạc với đồng đội hoặc bạn bè.
• Hầu hết các loại bộ đàm thương mại đều có 2 hoặc 3 mức tùy chỉnh công suất: Thấp – Vừa – Cao. Hãy chắn chắn rằng bộ đàm của bạn đang được thiết lập ở mức công suất Cao.
• Pin phải được sạc đầy, độ nhạy thu của máy bị giảm khi pin ở mức yếu.
• Sử dụng bộ đàm cố định/gắn xe cho mức công suất phát cao gấp 3-4 lần máy cầm tay.
• Lắp đặt chuyển tiếp (Repeater): chức năng chính của bộ chuyển tiếp là là thu nhận tín hiệu và khuếch đại chúng giúp tín hiệu đi đến địa điểm xa hơn. Tuy nhiên, lắp đặt một hệ thống Repeater rất phức tạp và cần nhiều chi phí. Ngoài ra, bạn phải trả thêm khoản phí đăng kí sử dụng 2 tần số trên một hệ thống trạm.